Bạn đang gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III. Bạn không thể tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ( tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình ). Bạn đang lo lắng liệu doanh nghiệp của mình có đủ điều kiện để xin chứng chỉ hay cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Bạn được cấp chứng chỉ không đúng với thứ hạng mà bạn mong muốn.
Đừng lo lắng. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Luật MVA. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực hạng III bạn nhé.
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Các thông tư, nghị định quy định về cấp phép chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Luật xây dựng 2014;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 08/2018-TT/BXD.
2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG HẠNG III
Điều kiện để tổ chức, doanh nghiệp; công ty được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III đối với mỗi hạng mục như sau:
a. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng (Khoản 3 Điều 91 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
– Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
b. Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng (Khoản 3 Điều 92 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận
c. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng (Khoản 3 Điều 93 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
d. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng (Khoản 3 Điều 94 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên;
– Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
đ. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình (Khoản 3 Điều 95 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.
e. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng (Khoản 3 Điều 96 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
ê. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng (Điểm c Khoản 1 Điều 97 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;
– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
g. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Điểm c Khoản 1 Điều 98 NĐ 15/2021/NĐ-CP)
– Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. HỒ SƠ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG HẠNG III
* Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định số: 15/2021/NĐ-CP
– Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
– Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);
– Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định số: 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
– Các tài liệu theo hồ sơ này là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.
*Lưu ý: Nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp, công ty phải có hợp đồng lao động tối thiểu là 12 tháng, giữ vai trò chủ trì; chủ nhiệm; chỉ huy trưởng công trường; giám sát trưởng. Mỗi cá nhân có thể tham gia hoạt động xây dựng với nhiều Tổ chức, doanh nghiệp, công ty khác nhau, tuy nhiên chỉ được đảm nhiệm vai trò chủ chốt tại 1 tổ chức, doanh nghiệp, công ty duy nhất.
– Tệp tin có chứa ảnh hay bản scan màu của bản chính bản kê khai năng lực tài chính (03 năm gần nhất tính đến thời điểm xin cấp chứng chỉ), các phần mềm máy tính, máy móc thiết bị có liên quan đến việc xin cấp chứng chỉ năng lực hành vi xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp, công ty.
– Bản kê khai năng lực kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức; doanh nghiệp, công ty (làm theo mẫu) kèm theo đó là hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu của dự án đã thực hiện (lưu ý mỗi lĩnh vực và loại xin cấp chứng chỉ chỉ cung cấp tối đa 03 hợp đồng và 03 biên bản nghiệm thu) để chứng minh năng lực kinh nghiệm.
4. KHÓ KHĂN KHI XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG
Các doanh nghiệp muốn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thường hay gặp phải các khó khăn như sau:
- Doanh nghiệp không nắm rõ quy trình, kê khai hồ sơ sai quy định, không xin được hạng III;
- Các doanh nghiệp tại các tỉnh thành xa Sở Xây dựng. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục không thực hiện nhanh chóng được. Việc theo dõi tình hình hồ sơ khó khăn;
- Đợi chờ kết quả ra chứng chỉ lâu, bỏ lỡ nhiều gói thầu giá trị;
- Tìm đến các đơn vị tư vấn hỗ trợ cấp chứng chỉ nhưng không biết đơn vị nào uy tín trên thị trường;…
5. VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN DỊCH VỤ LÀM CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CỦA LUẬT MVA
Với kinh nghiệm đã thực hiện cho hàng trăm đơn vị xin chứng chỉ năng lực hạng II, III trên toàn quốc luôn mang đến những dịch vụ uy tín, đảm bảo thành công với chi phí hợp lý. Lựa chọn Luật MVA, doanh nghiệp bạn sẽ được:
– Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
– Tiếp nhận thông tin của khách hàng, xem xét tính khả thi của hồ sơ;
– Tư vấn thủ tục xin cấp Chứng chỉ năng lực Xây dựng
– Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí.
– Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác.
– Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.
– Làm đầu mối, cập nhật thông tin, thay mặt khách hàng liên hệ với Cơ quan cấp chứng chỉ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật MVA. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Hotline 0981 350 666 Mr Dũng để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.