Điều kiện, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp muốn giải thể nhưng không biết những điều kiện, thủ tục giải thể như thế nào. Chính vì vậy trong bài viết này MVA Việt Nam sẽ cung cấp các thông tin liên quan chính xác nhất đến mọi người.

I. Tìm hiểu trường hợp doanh nghiệp bị giải thể

Dưới đây là 4 trường hợp doanh nghiệp buộc bị giải thể:

Trường hợp 1: Công ty đã kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

Trường hợp 2: Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

Trường hợp 3: Trong 6 tháng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong khi đủ số lượng thành viên trong quy định của luật doanh nghiệp;

Trường hợp 4: Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

II. Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Tìm hiểu các điều kiện giải thể doanh nghiệp bạn cần biết

– Doanh nghiệp cần thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;

– Doanh nghiệp không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

III. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp cần đầy đủ những thông tin sau:

3.1 Hồ sơ giải thể nộp cơ quan thuế

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế; 
  • Xác nhận không nợ thuế hải quan; 
  • Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên); 
  • Quyết định giải thể công ty; Giấy ủy quyền.

3.2 Hồ sơ giải thể nộp Sở KH&ĐT

  • Thông báo giải thể;
  • Quyết định giải thể; 
  • Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên); 
  • Danh sách người lao động; 
  • Danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán; 
  • Báo cáo thanh lý tài sản; 
  • Giấy xác nhận trả con dấu cho cơ quan công an; Giấy ủy quyền.

IV. Trình tự giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp được chia thành 4 trường hợp sau

4.1. Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật Doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện thông báo việc giải thể doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 2: Hoàn thành thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng đăng ký kinh doanh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.                                                                                                                             

4.2. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Bước 1: Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.

4.3. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Bước 1: Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) .

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

V. Lệ phí giải thể doanh nghiệp là bao nhiêu?

Hiện nay lệ phí giải thể doanh nghiệp được hoàn toàn miễn phí. Căn cứ pháp lý: Điều 207, 210 Luật Doanh nghiệp 2020; Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 885/QĐ-BKHĐT; Phụ lục II.23 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

VI. Dịch vụ hỗ trợ giải thể doanh nghiệp trọn gói

Nếu quý vị đang cần giải thể doanh nghiệp nhưng thủ tục pháp lý và những nội dung khác như làm hồ sơ mà chưa nắm rõ, mất thời gian mà muốn 1 bên dịch vụ hỗ trợ làm trọn gói thì MVA Việt Nam là sự lựa chọn tốt nhất dành cho quý vị. MVA cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói vơi chi phí dịch vụ chỉ 2.000.000 VNĐ chúng tôi sẽ thực hiện trọn gói và cam kết hoàn thành trong vào 30 ngày làm việc.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN MVA VIỆT NAM

Địa chỉ: LK3 – 04, Khu đô thị Lộc Ninh, TT. Chúc Sơn, H. Chương Mỹ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.7109.7766 – Hotline: 0981.350.666

Trả lời

0981.350.666 Chat zalo dungtq.mva@gmail.com FB MVA Việt Nam Yotube MVA